PHÂN BIỆT CÁC LOẠI MỤN, MỤN NÀO THÌ NÊN NẶN?

Đăng bởi Nguyễn Cao Bảo Ngọc vào lúc 19/04/2022

Nặn mụn là phương pháp mà nhiều người nghĩ tới khi xuất hiện các nốt mụn trên da. Tuy nhiên, đây là cách loại bỏ mụn gây hai luồng ý kiến trái chiều: nên hay không nên nặn mụn?

Làn da bị mụn cần phải điều trị cẩn thận, nếu không giữ gìn đúng cách, có thể khiến mụn nặng hơn, gây viêm nhiễm, nhiễm trùng, để lại những hậu quả như sẹo, rỗ. Di chứng do mụn sẽ khiến làn da thiếu thẩm mỹ, mất tự tin trong giao tiếp và công việc.

Để giải đáp kĩ hơn về điều này, cùng Dear Skin khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

I. Cơ chế hình thành mụn

Mụn được hình thành do hoạt động của các bã nhờn hay còn gọi là tuyến bã nhờn. Khi tuyến này bị rối loạn, lượng dầu thừa tiết ra nhiều hơn bình thường gây ra bít tắc nang lông, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển mạnh mẽ. Điều này sẽ dẫn đến việc hình thành các loại mụn khác nhau.

Có nhiều nguyên nhân gây ra sự bít tắc nang lông và rối loạn tuyến bã nhờn như: 

1. Hoormon thay đổi trong giai đoạn dậy thì hoặc đến kỳ kinh nguyệt

2. Môi trường ô nhiễm cũng là nguyên nhân khiến mụn “ghé thăm”.

3.Chế độ ăn uống nhiều chất kích thích (cà phê, rượu, thuốc lá…) và đồ cay nóng.

4. Stress khiến tinh thần và chất lượng cuộc sống giảm sút, kèm theo đó là sự ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe làn da.

5. Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp và chất lượng không đảm bảo cũng sẽ làm cho da bị kích ứng và sinh ra mụn. Đặc biệt là các sản phẩm làm trắng da, khiến da mỏng, yếu đi.

II.Có bao nhiêu loại mụn:

III.Có nên nặn mụn không

Ở câu hỏi này, đáp án của Dear Skin đó là tùy thuộc vào từng loại mụn và tình trạng da khác nhau. Bởi nặn mụn chính là tác động lực bên ngoài để đẩy nhân mụn (dầu nhờn, bụi bẩn gây tắc nghẽn lỗ chân lông) ra ngoài. Các chuyên gia da liễu khuyến cáo chúng ta không nên tự ý nặn mụn vì sẽ phá vỡ cấu trúc da và không tránh khỏi nguy cơ sưng, viêm, mụn lây lan…

Tuy nhiên với dạng mụn không viêm, bạn có thể tự nặn mụn tại nhà. Ví dụ như mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Các loại mụn này nằm sát bề mặt da nên thường có thể can thiệp bằng cách nặn mụn để loại bỏ nhân mụn nhanh hơn.

Tuy nhiên cần rất nhiều lưu ý khi nặn mụn tại nhà mà Dear Skin sẽ nói rõ hơn bên dưới.

Ngược lại với dạng mụn viêm thì không nên tự ý nặn mụn tại nhà. Hơn nữa, việc này sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc da, vô tình làm vi khuẩn lây lan sang các vùng da lân cận.

IV. Phân biệt các loại mụn

1. Các loại mụn không được nặn

Khi gặp dạng mụn này, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu và có bước điều trị thích hợp. Ngoài ra các loại mụn chưa sẵn sàng để nặn như khi còn cảm thấy ngứa, đau nhói hay chưa thấy nhân mụn trồi lên bề mặt da.

2. Các loại mụn có thể nặn 

V. Quy trình nặn mụn đúng cách

1. Khâu chuẩn bị:

Vệ sinh: Rửa tay thật sạch bằng nước xà phòng và vô khuẩn tất cả những dụng cụ nặn mụn. Chuẩn bị sẵn cồn và ngâm các dụng cụ từ 15 - 30 phút.

Double Cleansing (Rửa mặt kép): Rửa mặt thật kỹ bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ. Hãy rửa mặt thật đúng cách trước khi bước vào quá trình nặn mụn nhé

Tẩy da chết: Trước khi có thể nặn mụn hãy làm sạch sâu bằng bước tẩy da chết. Tuy nhiên, phải làm thật nhẹ nhàng và tránh chà sát quá mạnh trên bề mặt da. Dear Skin khuyên các bạn nên dùng tẩy tế bào chết hóa học, tẩy sạch sâu và thật nhẹ nhàng nhé!

Xông mặt: Xông mặt bằng nước nóng từ 15 - 20’ để lỗ chân lông giãn hơn, da mềm mại hơn, điều này giúp cho việc nặn mụn bớt gây đau đớn cho bạn nữa đấy.

2. Khâu nặn mụn:

Nặn mụn bằng tăm bông: Cách lấy mụn nhanh nhất là bằng tăm bông. Các bạn hãy nhúng bông đẫm cồn để tiệt trùng. Ấn, nặn nhẹ nhàng để mụn lên hết chân.

Nặn mụn bằng tay: Bọc hai đầu ngón tay trỏ bằng bông tẩy trang đã tiệt trùng hoặc tẩm cồn. An toàn hơn có thể dùng băng gạc để tăng tính vô khuẩn. Tạo áp lực xung quanh bề mặt mụn là lấy thật kĩ cho hết nhân mụn nhé

Gợi ý: Bông tẩy trang than tre

Nặn mụn bằng dụng cụ chuyên dụng: Với tất cả các công cụ nặn mụn đã được tiệt trùng, đây cũng được xem là cách chuyên nghiệp và hạn chế hậu quả sau khi nặn nhất.Tạo áp lực lên vùng da mụn tùy vào kích cỡ của nhân mụn và sẽ có những loại mụn cần đầu kim đâm vào đầu mụn để tạo đường cho nhân mụn đi ra.dễ dàng hơn

Gợi ý: Cây nặn mụn hai đầu, nhíp gắp mụn

Lấy nhân mụn mà không cần nặn mụn

Nếu bạn sợ đau hoặc những nguy cơ khi nặn mụn sai cách hay không đủ dụng cụ chuyên dụng thì hãy tham khảo các loại dán mụn sát khuẩn. Vừa giúp hút đi nhân mụn, vừa không làm đau và còn là cách “chữa cháy” khi bạn có việc gấp phải đi ra ngoài. Tuy nhiên, nên nhớ vệ sinh da kĩ như trên trước khi sử dụng miếng dán mụn nhé!

Gợi ý: Miếng dán mụn Care Zone 

Miếng dán mụn Cosrx

Miếng dán mụn Olive Young

3. Khâu điều trị sau nặn mụn

Sát khuẩn: Ở khâu này, mụn được xem là một vết thương hở nên dát khuẩn vùng vừa nặn bằng cồn, nước muối sinh lý hoặc toner, tránh dùng các sản phẩm dưỡng da vào giai đoạn này nhé

Miếng dán mụn: Có thể dùng ngay miếng dán mụn sau bước sát khuẩn để có thể bảo vệ an toàn cho vùng da bị tổn thương. Tránh sự tác động của khói bụi, các chất bẩn vào vùng da bị hở.

VI.Một số lưu ý:

  • Nên nặn mụn vào buổi tối, trước khi đi ngủ
  • Không nên skincare, tránh sử dụng các sản phẩm dưỡng sau khi nặn.
  • Hạn chế trang điểm dày. Thay miếng dán mụn mỗi 6 tiếng để đảm bảo vệ sinh

Ngoài ra, sau nặn mụn cần những lưu ý sau khi nặn phải nhớ mà Dear Skin đã từng nói ở các bài trước. Và đừng quên theo dõi Dear Skin mỗi ngày để tìm hiểu các mẹo vặt và sản phẩm chăm sóc da nhé!

Bạn đang xem: PHÂN BIỆT CÁC LOẠI MỤN, MỤN NÀO THÌ NÊN NẶN?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: